13.11.2013
Đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là một trong hai nhiệm vụ chính của Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam. Với sự cộng tác của 11 luật sư Mỹ, ngày 30/01/2004, với tư cách là Đại diện tập thể cho các nạn nhân da cam Việt Nam, Hội đã cùng với 3 nạn nhân da cam Việt Nam đầu tiên đứng đơn kiện 37 công ty hoá chất Hoa Kỳ đòi bồi thường dân sự cho các nạn nhân da cam Việt Nam

(Bqp.vn) - . Đơn kiện đã được gửi đến Toà sơ thẩm Toà án Liên bang Mỹ tại quận Đông Brúclin, thuộc bang Niuoóc (Mỹ).

Ông Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam tại Toà án Lương tâm nhân dân quốc tế (Pari, Pháp, 16/5/2009) (Ảnh: VAVA).

Nhân chứng Phạm Thế Minh (thành phố Hải Phòng), nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam tại phiên toà ngày 16/5/2009 (Ảnh: VAVA).

Các đại biểu tại phiên điều trần lần thức 2 về vấn đề chất độc da cam/điôxin tại Việt Nam điễn ra tại thủ đô Oashingtơn (Mỹ) ngày 4/6/2009 (Ảnh: VAVA).

Đại sứ Ngô Xuân Lương, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, đồng Chủ tịch Nhóm Đối thoại Việt Mỹ về vấn đề chất độc da cam/điôxin tại Việt Nam trong phiên điều trần ngày 4/6/2009 (Ảnh: VAVA).

Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương Scot Marciel phát biểu trong phiên điều trần về vấn đề chất độc da cam/điôxin tại Việt Nam ngày 4/6/2009 (Ảnh: VAVA).

Vụ kiện đã trải qua thời gian 5 năm 3 tháng, đã qua hai cấp xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm. Toà án Tối cao Liên bang Mỹ ra thông báo không xem xét đơn kháng án của các nguyên đơn. Toà từ chối thụ lý đơn kiện chỉ với lý do rằng chất da cam tuy có chứa điôxin là chất độc, nhưng đặc trưng vẫn là chất diệt cỏ, rằng thiệt hại gây ra là nhỏ và không cố ý. Lý do từ chối thụ lý vụ kiện của Toà án Mỹ là sự đảo ngược sự thật khách quan hiển nhiên, là sự thiên vị không cần che giấu. Lý do từ chối thụ lý đơn kiện của Toà án Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của các giới luật, khoa học, sự phản đối mạnh mẽ của công luận nước Mỹ và trên thế giới.

Tuy chưa đạt được mục đích, vụ kiện của các nạn nhân da cam Việt Nam đã giúp cho nhân dân nhiều nước trên thế giới hiểu rõ hơn về thảm họa chất da cam đối với môi trường và sức khỏe con người. Đây là tội ác chiến tranh mà giới chức Mỹ cố tình bưng bít trong suốt 50 năm qua. Một phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý từ nhân dân và cựu chiến binh các nước tham chiến cùng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, từ những nước có đặt kho lưu chứa hoặc trạm trung chuyển chất da cam của Mỹ đến Việt Nam và từ nhân dân những nước đã từng là nạn nhân của việc sử dụng chất diệt cỏ có chứa điôxin của Mỹ đang hình thành. Nạn nhân da cam không chỉ là 3,1 triệu người Việt Nam, mà là nhiều triệu người nữa ở nhiều nước.

Việc tòa án Mỹ từ chối thụ lý đơn kiện của các nạn nhân Việt Nam không dập tắt được cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân da cam Việt Nam và trên thế giới. Trái lại nó càng thúc đẩy cuộc đấu tranh này mạnh mẽ hơn và sâu rộng hơn trong thời gian tới.

Nhiều người Mỹ với biểu ngữ “Cựu chiến binh Mỹ và người dân Việt Nam vẫn đang chết dần vì chất độc da cam” tại thủ đô Oashingtơn, Mỹ (Ảnh: VAVA).

Cựu chiến binh Bùi Ngọc Bé (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh) nguyên Thượng uý đặc công Quân khu Sài gòn - Gia Định bị nhiễm chất độc da cam/điôxin (Ảnh: VAVA).

Nạn nhân Nguyễn Minh Anh (sinh năm 1996), bị bại não và nhiễm sắc tố được nươi dưỡng tại Làng Hoà Bình - Bệnh viện Từ Dũ (Ảnh: VAVA).

Cổng TTĐT BQP
Số lần đọc: 1120
Ý kiến phản hồi
Họ tên *
Tiêu đề gởi *
Nội dung gởi *
 
Nhập chữ và số ở trên
 
 
Tin liên quan